Vị trí trận chiến Trận_Phản_Tuyền

Vị trí thực sự của Phản Tuyền, nơi diễn ra trận chiến, vẫn đang tranh nghị. Có ba địa điểm được coi là có thể:

  1. Đông nam trấn Trác Lộc, huyện Trác Lộc, địa cấp thị Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc.
  2. Các thôn Thượng Bản Tuyền (上板泉), Hạ Bản Tuyền (下板泉) ở trấn Trương Sơn Doanh (张山营), quận Diên Khánh, tây bắc Bắc Kinh. Khoảng 60 km về phía đông huyện Trác Lộc.
  3. Trấn Giới Châu (解州), quận Diêm Hồ, địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây. Cách hai điểm trên khoảng 750–800 km về phía tây nam.

Trong số ba địa điểm này thì địa điểm thứ ba có lẽ là có khả năng nhất, vì:

  • Trấn Giới Châu thời Xuân Thu thuộc nước Tấn gọi là Giới Lương. Đến thời Hán là huyện Giới. Sách Giới huyện chí viết rằng Giới Lương thời cổ có giai đoạn gọi là Trác Lộc. Ngoài ra, khi xem xét bản đồ ngày nay thì kinh đô của Viêm Đế ở Bồ Phản (tọa độ 34°50′35″B 110°17′37″Đ / 34,84306°B 110,29361°Đ / 34.84306; 110.29361), nay là trấn Bồ Châu, huyện cấp thị Vĩnh Tế, địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, cách Vận Thành khoảng 70 km về phía tây tây nam, trong khi đó Sử ký chép rằng “Hoàng Đế cư vu Hiên Viên chi khâu” (黃帝居軒轅之丘),[1] và ngày nay tại Trịnh Châu, Hà Nam có gò Hiên Viên. Trịnh Châu cách Vận Thành khoảng 250 km về phía đông đông nam và khoảng cách từ Trịnh Châu tới Bồ Châu khoảng 310 km. Như thế khoảng cách giữa các địa điểm Bồ Châu, Giới Châu, Trịnh Châu là phù hợp với khả năng chuyển quân cũng như tiếp vận vào thời gian đó.

Nếu kinh đô của Viêm Đế ở Bồ Châu còn Hoàng Đế ở khu vực Trịnh Châu thì hai địa điểm tại Trác Lộc và Thượng/Hạ Bản Tuyền ngụ ý rằng lực lượng của đôi bên phải di chuyển xa hơn nữa, khoảng 800 km về phía bắc đông bắc để giao tranh. Điều này dường như rất không thực tế, dù một loạt sách vở Trung Quốc cổ đại cho rằng chúng phù hợp. Cụ thể:

  • Hoàng Phủ Mật (215-282) viết trong Đế vương thế kỷ rằng Phản Tuyền ở quận Thượng Cốc.[3]
  • Sách Địa lý chí khoảng niên hiệu Thái Khang (280-289) thời Tấn viết rằng khoảng 1 dặm về phía đông thành Trác Lộc (nay ở tỉnh Hà Bắc) có suối Phản (Phản tuyền), phía trên có miếu thờ Hoàng Đế.
  • Quát địa lý (638-642) do Lý Thái biên soạn viết rằng: Suối Phản (Phản tuyền) nay là suối Hoàng Đế (Hoàng Đế tuyền), khoảng 56 dặm về phía đông huyện Hoài Nhung,[4] Quy Châu; chảy khoảng 5 dặm tới đông bắc Trác Lộc thì đổ vào sông Trác Thủy. Tại đây còn có thành cổ Trác Lộc, cách Quy Châu 50 dặm về phía đông nam, là kinh đô xưa của Hoàng Đế.

Một khả năng nữa là cả ba địa điểm trên đều đúng, như cả Khổng TửTư Mã Thiên dường như đã chấp thuận rằng những gì diễn ra là một chuỗi ba trận chiến giữa Hoàng Đế và Viêm Đế.

Tiếp theo là trận Trác Lộc giữa đội quân của Xi Vưu và liên minh giữa Hoàng Đế và một số bộ lạc chư hầu trên vùng bình nguyên cận kề.[5]

Liên quan